Mua Bát Chiết Yêu giá rẻ ở đâu uy tín?

Bát chiết yêu – một vật dụng quan trọng trong gia đình người Việt xưa. Có chiếc đơn giản được làm từ triện gỗ, có chiếc tinh xảo được vẽ hoa bằng tay, và có cả chiếc men trắng mịn hoặc sần sùi tùy thuộc vào từng lò nung. Ngày nay, những chiếc bát chiết yêu cổ xưa được đưa lên hàng nghệ thuật, để người ta không chỉ thưởng thức tinh hoa ẩm thực, văn hóa mà còn thưởng thức những thoáng qua của thời gian, những hoa văn và thứ men tinh tế.

Xem thêm >> Bình giữ nhiệt loại nào tốt nhất?

Mua bát chiết yêu ở đâu Xem giá bán của Bát Chiết Yêu
Ma giam gia Shopee Ma giam gia Lazada Ma giam gia tiki
Giá từ 25.000đ Giá từ 30.000đ Giá từ 21.000đ

 

Bát chiết yêu là gì?

“Yêu” ở đây không dính dáng gì tới yêu đương hay yêu ma. Yêu là từ Hán Việt chỉ cái ở giữa, lưng chừng của một cái gì đó, mà chúng ta còn dùng một từ quen thuộc, chân phương hơn, đó là từ: “eo”.

Như vậy Bát chiết yêu là bát có chỗ thắt vào ở ngang hông, chia bát làm hai phần rõ rệt.

Bát chiết yêu giá rẻ
Bát Chiết Yêu

Xuất xứ của bát chiết Yêu

Theo thông tin từ Hiệp hội làng nghề Việt Nam, bát chiết yêu du nhập từ Trung Quốc vào Việt nam khoảng thế kỷ 13-14. Các ghi chép cho thấy bát được nhập đầu tiên về vùng Hải Dương. Về sau, khi bát chiết yêu phổ biến, các lò nung thủ công ở các làng nghề Việt Nam sản xuất rất nhiều loại bát này. Nổi tiếng là sản phẩm bát chiết yêu bát tràng.

Giải thích tên gọi của bát chiết yêu

Giáo sư Trần Lâm Biền – nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Việt Nam giải thích về tên bát chiết yêu:

  • “Chiết” có nghĩa là thóp, “yêu” nghĩa là lưng. Chiết yêu có nghĩa là thóp lưng. Tên gọi cũng xuất phát từ hình dáng của chiếc bát khi nó có miệng rộng, sau đó thóp nhỏ dần xuống tới đáy.
  • “Đây là loại bát phổ biến để ngày xưa người ta bán bún riêu cua, bún thang và khá phổ biến trên mâm cỗ Tết. Bát có 2 tầng, nửa trên loe ra, nửa dưới thóp lại, mục đích là đánh lừa thị giác của con người, thấy nó đầy đặn nhưng không phải thế”.

Nhiều người cũng cho rằng, thiết kế trên to, dưới bé của bát chiết yêu nhằm giúp người ăn không bị bỏng miệng. Miệng bát chiết yêu to, thức ăn sẽ nhanh nguội hơn nên ăn từ trên xuống dưới sẽ giữ được độ ấm nóng cho thức ăn.

Ngoài ra, theo dân gian, ngày xưa bát này còn được gọi là bát thủy tiên, vì được làm ra để trồng cây thủy tiên. Chỗ bầu tròn dưới eo thắt để giữ và định hình cho bộ rễ, giúp cây không bị ngả khi mọc cao lên. Còn chỗ thắt eo là để củ thủy tiên có chỗ tựa vào mà không lọt xuống đáy bát làm hỏng rễ. Sau này, thủy tiên được trồng trong cốc thủy tinh để chơi rễ chứ người sành sỏi vốn không chơi rễ thủy tiên. Nếu chơi rễ, họ chơi rễ thiết mộc lan dù cả hai loại này đều được trồng trong bát có nước.

Đặc điểm của bát chiết yêu
Đặc điểm của bát chiết yêu

Đặc điểm của bát Chiết Yêu

Đặc điểm chính là: Đáy nhỏ, miệng to, giữa thân thu lại.

Trong chữ Nho: Chữ Chiết có nghĩa là bẻ, gãy; Yêu có nghĩa là eo. Chiết Yêu hợp lại có nghĩa là bị gãy ở phần eo, hay eo bị thu lại đột ngột. Như vậy, tên gọi Chiết Yêu của loại bát này có liên quan đến đặc điểm hình thức của nó hay nói cách khác: người xưa đã dựa vào đặc điểm bên ngoài của bát để đặt cho nó một tên gọi bằng hai chữ Nho có ý nghĩa tương đồng.

Phần miệng bát rộng loe ra nên thức ăn sẽ rất nhanh nguội. Như vậy, khi đựng đồ ăn trong bát cần phải làm nóng nếu chưa thưởng thức ngay.

Bát sở hữu vẻ đẹp tinh tế mang đến cho mâm cỗ sự thanh thoát và sang trọng.

Họa tiết trang trí đa dạng nhưng vô cùng quen thuộc mang đến cảm giác gần gũi và tăng tính thẩm mỹ cho bát chiết yêu.

Màu sắc đơn giản nhưng lại mang đến vẻ đẹp rất riêng không đụng hàng với bất kỳ sản phẩm nào.

Bát được làm từ gốm nên rất bền bỉ theo thời gian. Bên cạnh đó, bên ngoài còn được phủ lớp men để tăng độ mịn cho bát.

Tại sao người xưa lại làm ra bát chiết yêu?

Một là, người xưa thích mâm cao cỗ đầy, trong khi kinh tế lại khó khăn. Để giải quyết được vấn đề này, người xưa đã tạo ra kiểu bát này. Vì kiểu bát này đựng được ít nhưng miệng lại loe to, làm người ta có cảm giác đồ ăn, thức uống trong bát nhiều.

Hai là, hình dáng của bát dưới nhỏ trên to sẽ giúp cho phần trên thức ăn nhanh nguội nhưng phần dưới vẫn giữ được độ nóng do vậy sẽ phù hợp để đựng các loại thức ăn, như cháo, bún, phở, miến…

Thứ ba, người xưa quan niệm: Quý hồ tinh, bất quý hồ đa. Trong ăn uống, tiếp khách, đồ ăn cốt ngon và đẹp chứ không cần nhiều. Chính vì vậy người xưa đã tạo ra kiểu bát này. Vì kiểu bát này dù đựng được ít thức ăn nhưng kiểu dáng lại rất sang trọng.

  • Chẳng hạn với món bún thang. Theo lối cổ, bún vào bát đến ngang chỗ thắt eo. Trên mặt bún là những món bày gồm trứng gà tráng mỏng thái sợi, lườn gà luộc xé sợi nhỏ, giò lụa thái sợi và ruốc tôm chia làm 4 phần đều nhau trên bún. Sắp xong đâu đấy, người nấu mới rắc chút rau răm lên chính giữa rồi chan nước dùng. Nước dùng trong bát bún thang ngày xưa chỉ cho dấp dấp ngang mặt món bày. Bát bún nhờ thế phô diễn được đủ màu sắc, mùi vị của cả trời đất, ngũ hành. Cùng với hoa văn điểm viền xung quanh miệng bát, bát bún thang càng tinh tế và tròn trịa.
  • Những món bình dân là vậy, ở những mâm cỗ, bát chiết yêu càng có vị trí riêng không thể thay thế. Chân bát cao làm mâm cỗ trông thanh thoát. Viền bát loe, rộng bản, dễ vẽ nhiều loại hoa văn để món cỗ trông càng sang trọng, đẹp mắt. Bát chiết yêu là vật dụng thiết yếu trong mỗi gia đình thời xưa và chuyện bát vì thế cũng là chuyện người, chuyện về văn hóa ẩm thực.

Nói tóm lại, theo người xưa, kiểu bát này có nhiều công dụng và ý nghĩa nhưng hình như chưa ai nói đến cái nghĩa Hợp Điền cả. Hợp điền hiểu đơn giản có nghĩa là: mọi khoanh ruộng đều có thể chứa trong cái bát này.

Bát chiết yêu là gì?
Bát chiết yêu là gì?

Sự tinh túy của bát chiết yêu

Bát yêu – một vật dụng quan trọng trong gia đình người Việt xưa – được sản xuất bởi các thợ gốm thủ công tại các lò nung trên khắp quê hương, đặc biệt là bát chiết yêu bát tràng. Có chiếc đơn giản được làm từ triện gỗ, có chiếc tinh xảo được vẽ hoa bằng tay, và có cả chiếc men trắng mịn hoặc sần sùi tùy thuộc vào từng lò nung. Những chiếc bát này thường vênh váo, cong cứng và mộc mạc do nung lâu trong lửa than, lửa củi.

Nhà giàu hay nghèo cũng đều có trên mâm cơm. Cỗ 6 bát, 8 đĩa tượng trưng cho phát lộc phát tài. Hay những gánh hàng bún, hàng cháo cũng không thể thiếu hình ảnh của bát chiết yêu.

Ngày xưa, nhà giầu đựng thịt cá trong bát chiết yêu. Cỗ 6 bát, 8 đĩa tượng trưng cho phát lộc phát tài.

Ngày xưa, người nghèo múc cháo loãng ra bát tô chiết yêu – cháo nóng húp vòng mà, phần bởi miệng bát loe cho chóng nguội, phần bởi trông tưởng như bát cháo được nhiều.

Hay những gánh hàng bún, hàng cháo cũng không thể thiếu hình ảnh của những chiếc bát chiết yêu đẹp.

Ngày nay, bát chiết yêu ít được sử dụng trong cuộc sống hằng ngày, thay vào đó là những bát tô tròn trịa, bóng bẩy. Bát chiết yêu hầu như chỉ dành cho những người hoài cổ. Những chiếc bát ngày xưa được đưa lên hàng nghệ thuật, để người ta không chỉ thưởng thức tinh hoa ẩm thực, văn hóa mà còn thưởng thức những thoáng qua của thời gian, những hoa văn và thứ men tinh tế.

Hình ảnh bát chiết yêu dần xa với thế hệ trẻ, thế nhưng, đối với những người lớn tuổi, nhắc đến bát chiết yêu, cả một bầu trời ký ức sẽ ùa về bên mâm cơm ngày Tết. Những chiếc bát và bình chén cổ gợi lại ký ức về quá khứ của dân tộc.

Tuy nhiên, Ở vùng quê, các ông bà già thường cảm thấy tiếc nuối khi phải vứt bỏ những chiếc bát chiết yêu cổ, và họ muốn giữ chúng lại như là kỷ vật. Thay vì vứt đi, họ sẽ cất giữ chúng ở một góc nào đó trong nhà.

Mua bát chiết yêu ở đâu?

Hiện nay các làng nghề gốm đã khôi phục lại các mẫu mã của bát chiết yêu, với nhiều cải tiến hơn. Màu sắc, hoa văn đa dạng hơn, phù hợp với nhu cầu sử dụng và trưng bày. Quý vị có thể mua Online trên các sàn thương mại điện tử một cách dễ dàng. Với mức giá khá rẻ, chỉ như những sản phẩm gốm sứ thông thường. Mời quý vị cùng tham khảo các mẫu mã và giá bán của bát chiết yêu dưới đây:

Mua bát chiết yêu ở đâu Xem giá bán của Bát Chiết Yêu
Ma giam gia Shopee Ma giam gia Lazada Ma giam gia tiki
Giá từ 25.000đ Giá từ 30.000đ Giá từ 21.000đ

 

Nội dung được thực hiện bởi đội ngũ: Loainaotot.net